Mang lại nét sinh động trong không gian sống của chính gia đình bạn

Chính sách giao nhận

Giao hàng trong vòng 24h

Hướng dẫn mua hàng

Guide customers to purchase

Hình thức thanh toán

Hình thức thanh toán linh hoạt

Hổ trợ trực tuyến

Hổ trợ tư vấn khách hàng 24/7

Hỗ trợ khách hàng 24/7

0888 505 505
Tin tức
    Làm sao để cá dĩa lớn nhanh?

    Làm sao để cá dĩa lớn nhanh?

    26.02.2020Lượt xem: 1169

    Những người nuôi cá dĩa chuyên nghiệp thường nuôi mật độ cao và thay nước với tần suất 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 50-100% nước hồ. Nhà lai tạo cá dĩa tiên phong Jack Wattley cho rằng cá dĩa tiết ra một loại hormon hạn chế tốc độ tăng trưởng của đồng loại. Nồng độ nitrate cao cũng làm cá dĩa tăng trưởng chậm. Chế độ thay nước này loại bỏ những chất trên một cách nhanh chóng để cá lớn nhanh hơn. Lưu ý rằng nước sạch trước khi thay cần được xử lý thích hợp (chẳng hạn clor, pH, gH; xử lý nước lại là một đề tài lớn khác).
    Xem thêm
    Chế biến thức ăn tim bò

    Chế biến thức ăn tim bò

    29.02.2020Lượt xem: 1698

    Có vô số công thức chế biến thức ăn bằng tim bò, mỗi người hãy tự tìm ra công thức thích hợp với hoàn cảnh và cá dĩa của mình, còn đây là cách của tôi. Tôi xin chụp một số hình ảnh về thành phần thức ăn và quá trình chế biến để các bạn tham khảo. Những ai không có máy xay điện thì có thể dùng máy xay tay cũng được, chỉ mất thời gian hơn một chút.
    Xem thêm
    Cẩm nang nuôi cá Dĩa

    Cẩm nang nuôi cá Dĩa

    02.03.2020Lượt xem: 1299

    - Cá Đĩa được phát hịện vào năm 1840 bởi một nhà ngư loại học người Áo – Tiến sĩ Johann Jacob Heckel. - Quê hương của cá Đĩa là các vùng nước trũng, tù đọng trên các nhánh sông Amazon chảy qua các nước Nam Mỹ như Brazil, Peru, Venezuela và Columbia. Các vùng nước tìm thấy cá Đĩa có đặc điểm sinh thái bao gồm: nước rất trong, độ nhìn thấy có thể lên đến 1.6 - 4.5m; nước có tính axit nhẹ, độ pH = 4 – 7 (phần lớn pH = 4 – 6); độ cứng tổng cộng cũng rất thấp (nước rất mềm): 1odH (17 – 18 mg/l CaCO3), nhiệt độ nước khá ấm (26oC); hàm lượng muối hòa tan rất thấp: 10 – 60 s (microseimens). - Vị trí phân loại của cá Đĩa trong Lớp Cá Xương như sau: Bộ cá Vược: Perciformes Họ cá Rô phi: Cichlidae Các loài: Symphysodon discus Heckel (cá Đĩa xanh, đỏ có 9 sọc đứng) Symphysodon aequifasciatus, có 3 loài phụ S. aequifasciatus aequifasciatus (cá Đĩa xanh – green discus) S. aequifasciatus axelrodi (cá Đĩa nâu – brown discus) S. aequifasciatus haraldi (cá Đĩa lam – blue discus) 1.2. Một số đặc điểm sinh học: Sinh trưởng: nuôi trong bể kiếng, cá tăng trưởng chậm : sau 6 - 8 tháng nuôi cá có thể đạt : 6 – 10 cm (kích cở thương phẩm) Sinh sản: cá thành thục sau: 12 – 20 tháng tuổi. Cá đẻ trứng dính bám vào giá thể. Trứng nở sau 50 – 60 giờ (tùy nhiệt độ). Trứng dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2 – 3 ngày đầu, sau đó bám vào mình cá cha mẹ và dinh dưỡng bằng chất tiết trên mình cá cha mẹ. Từ ngày thứ 12 sau khi nở cá có thể ăn bobo, artemia. Sau 3 - 4 tuần cá có thể ăn trùn chỉ. 2. Nuôi cá Đĩa dể hay khó ? vì sao? “Cá Đĩa là loại cá cảnh khó nuôi nhất trong các loại cá cảnh nước ngọt nhiệt đới” bởi vì cá Đĩa có rất nhiều điểm khác biệt về nhu cầu sinh thái, đặc điểm sinh học so với họ hàng cá Rô phi của chúng nói riêng và các loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới nói chung. Do đó trong điều kiện nuôi, cần chú ý 2 đặc điểm sau: Thứ 1: cá Đĩa là loài cá nhạy cảm nhất, đặc biệt nhạy cảm với + Tiếng ồn, chấn động nhẹ, ánh sáng mạnh + Các thay đổi của môi trường: nhiệt độ, độ pH, độ cứng của nước. Biên độ thích nghi với các yếu tố này của cá Đĩa rất thấp. + Các tác nhân làm phiền khác, cá Đĩa dể bị stress khi bị quấy rối bởi các loài cá năng động sống chung. + Các tác nhân gây bệnh (nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virut) Thứ hai: cá Đĩa đòi hỏi rất cao về chất lượng nước Chính vì thế và cũng theo kinh nghiệm từ các nghệ nhân nuôi cá Đĩa: “cá Đĩa chỉ khó nuôi hơn các loại cá cảnh khác khi chúng ta không cung cấp cho chúng môi trường sống phù hợp” 3. Nhu cầu chất lượng nước trong nuôi cá Đĩa 3.1. Nhiệt độ 3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sức khỏe cá - Nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ môi trường (đây là đặc điểm khác với các động vật máu nóng trên cạn) - Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh hóa trong cơ thể cá. Sự thay đổi nhiệt độ quá lớn và đột ngột sẽ làm rối loạn các quá trình sinh hoá trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cá. 3.1.2. Nhiệt độ thích hợp cho cá Đĩa - Cá trưởng thành, cá sinh sản: 26 – 28 oC - Cá con (mới nở đến 5 – 6 cm): 28 – 30 oC
    Xem thêm
    Nhân giống cá dĩa thành công

    Nhân giống cá dĩa thành công

    02.03.2020Lượt xem: 1564

    I. Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản Cá dĩa được xếp vào loại cá cảnh khó nuôi vì thế để nuôi thành công được bể cá sinh sản tốt được xem người nuôi đã khá dày dạng kinh nghiệm. Tuy là loài hơi khó nuôi nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng với vẻ đẹp sặc sỡ đầy quyến rũ, lôi kéo và kích thích người nuôi thêm hứng phấn và thích thú khi ngắm nhìn chúng. Không chỉ ở dáng vẻ cách di chuyển khi bơi lội, chăm sóc con cũng làm người nuôi thích thú. Tuy nhiên, có nhiều khác biệt giữa nuôi để ngắm chơi và nuôi sinh sản về kích thước hồ, nơi đặt hồ, độ pH trong hồ…. 1.1. Hồ sinh sản – Kích thước hồ: từ 30 – 40 x 50 x 60 cm (cao, rộng, dài). – Mực nước trong hồ: Tuỳ theo kích thước cá nhưng thường thì khoảng 30cm. – Ánh sáng: Sáng mờ mờ (khi cá đã đẻ thuần thục điều kiện này không còn cần thiết), hồ cá sinh sản nên sơn 3 phía. – Âm thanh: Tránh gây tiếng động trong suốt quá trình cá đẻ đến khi tách bầy. – Nhiệt độ: Nắng gió phương nam không quan tâm đến yếu tố này (khoảng 28 – 30o C là cá đẻ tốt). – pH từ 6,0 đến 6,5 (Nếu cá đẻ lần đầu hoặc không chịu đẻ nâng PH lên 6,6 – 7 (+ tăng ánh sáng) để cá sung lại).
    Xem thêm
Hotline tư vấn miễn phí: 0888 505 505
Hotline: 0888 505 505
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0888 505 505 SMS: 0888 505 505

CÁ NHIỆT ĐỚI PHƯƠNG NAM

CÁ NHIỆT ĐỚI PHƯƠNG NAM

CÁ NHIỆT ĐỚI PHƯƠNG NAM